Gầy dựng nên một công ty đã khó, duy trì và phát triển thành một tượng đài trường tồn còn khó hơn khi mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên vẫn có những công ty “ăn nên làm ra” và “ sống thọ” đến ngày nay. Bí quyết của họ là gì ? Bài viết lấy cảm hứng từ chia sẻ của ông Hoàng Vũ – CEO RadiusOnine( Hoa Kỳ)-một công ty nổi tiếng trong lĩnh vực Online Marketing- về cách xây dựng một công ty trường tồn :

1. Hãy xây dựng văn hóa công ty ngay bây giờ !

radiusOnline2
tổ chức Teambuilding gắn kết các thành viên . Ảnh: IDG
Startup là một quá trình khó khăn với rất nhiều thách thức đặt ra hàng ngày. Chính những nảy sinh khi gầy dựng công ty đã khiến những thành viên ban đầu có nhiều ý kiến trái chiều về tầm nhìn, giải pháp,vận hành,.. Đã có nhiều startup chứng kiến sự ra đi của các nhân lực chủ chốt ngay từ “trong trứng nước” vì bất đồng về những vấn đề kể trên. Làm gì để gắn kết mọi người cùng đi trên chặng đường đầy gian lao thử thách này ? Câu trả lời là: Hãy xây dựng một văn hóa của riêng công ty bạn.
Văn hóa công ty là bản sắc độc đáo của một tổ chức. Rất nhiều người chia sẻ họ muốn làm việc trong một công ty không chỉ bởi tiền lương mà còn vì rất hợp với văn hóa công ty đó và nhiều người ra đi với cùng một lý do. Đó có thể là sứ mạng của công ty, cách làm việc có tổ chức, cạnh tranh quyết liệt, phương châm hướng đến khách hàng, cổ vũ sự sáng tạo, sự gắn kết của các thành viên,.. có rất nhiều giá trị và tùy vào định hướng ban đầu cũng như quá trình phát triển sau này mà các công ty đã hình thành nên một nền văn hóa của riêng mình. Với Apple Inc. , đó là văn hóa sáng tạo và thách thức . Với IBM, đó là văn hóa tập trung vào khách hàng .
Ngay từ lúc là một startup, hãy lựa chọn cho mình những giá trị cốt lõi về con người, sẽ có rất nhiều giá trị tốt đẹp để bạn tham khảo từ các công ty lớn như Apple, Microsoft, Facebook,.. nhưng đã là văn hóa, đó phải là của riêng bạn. Hãy chọn ít thôi, và thực hiện một cách nhiệt tình. Nếu bạn muốn công ty của mình có những nhân viên gần gũi, hãy dành một khoản ngân sách và thời gian cho teambuilding, nếu muốn họ sáng tạo, hãy sắp xếp lai nội thất và để cho nhân viên cá nhân hóa không gian làm việc của họ đồng thời khuyến khích họ nói về ý tưởng của họ, hãy cho họ một mục tiêu và tôn trọng cách thức của họ. Hãy xây dựng văn hóa ngay từ hôm nay, và bạn sẽ có một công ty vững mạnh về sau.

2. Bạn không phải là người đầu tiên, nhưng hãy là người giỏi nhất.

radiusOnline1
Luôn có những “đại dương xanh”, hãy sáng tạo ! . Ảnh: IDG
Cạnh tranh luôn khốc liệt, đặc biệt là chúng ta đứng trên vai quá nhiều người khổng lồ như ngày nay. Làm sao để sống sót ? Đừng cạnh tranh nữa, hay nói cách khác, hãy tránh chiến trường và tìm cho mình một “ đại dương xanh” – thị trường chưa khai phá. Khi Apple thành lập, họ không phải là người đầu tiên làm ra máy tính, nhưng triết lý về máy tính của họ hoàn toàn khác với những công ty thời bấy giờ và điều đó mang về cho họ hàng tỉ đô la. Trong khi mọi người xem máy tính như một thứ đồ chơi của dân công nghệ và IBM là gã khổng lồ bao quát hết mảng này, Steve Jobs lại nghĩ máy tính phải đơn giản hơn để mọi người có thể sử dụng được nó. Và suốt những năm gầy dựng công ty, Steve đã nỗ lực cho ra đời những thiết kế tối giản cũng như những tính năng mang lại lợi ích cho đại đa số người dùng phổ thông, tất nhiên điều đó cũng mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Apple không chế tạo ra máy tính đầu tiên, nhưng họ dẫn đầu về máy tính cá nhân, và Apple vẫn tồn tại cho đến ngày nay dù giai đoạn bong bóng Dotcom cực kì khó khăn. Tát cả đã chứng mình một điều : Bạn không phải là người đầu tiên, nhưng bạn là người giỏi nhất.

3. “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

radiusOnline
Lắng nghe khách hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu – Ảnh : IDG
Câu slogan nổi tiếng của Prudential đã ăn sâu trong tâm trí nhiều người trong thời gian dài và nó vẫn đáng để học hỏi nếu bạn thực sự muốn tồn tại. Khách hàng chính là người trả tiền cho sản phẩm của bạn, nuôi sống công ty bạn và góp phần phát triển công ty qua những phản hồi chân thành. Khách hàng là nhân tố sống còn của mỗi công ty. Bạn muốn được đầu tư, ý tưởng không chưa đủ, bạn phải có một lượng khách hàng sử dụng để chứng minh ý tưởng của bạn thực sự tốt, nếu bạn muốn mở rộng công ty, bạn phải phát triển lượng khách hàng của mình, và khi không còn khách hàng, công ty của bạn sẽ đóng cửa.
Vậy điều đặt ra là làm sao để “ lắng nghe” và “ thấu hiểu”. Để “lắng nghe” tốt, hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ làm cầu nối giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. Nếu bạn có một trang web, chắc chắn sẽ không thể thiếu một nút chức năng quan trọng : góp ý – phản hồi. Đồng thời , thông qua các phương tiện truyền thông bạn cũng có thể biết về các mối quan tâm của mọi người nữa.
Để “ thấu hiểu”, bạn cần cách tiếp cận mang tính “trực giác” hơn, đó là lý do tại sao nhiều người cung cấp dịch vụ rất sát với nhu cầu người dùng, thậm chí thành công hơn khi bạn khám phá và khơi gợi những nhu cầu khác, như Steve Jobs đã làm, và thành công rực rỡ với các sản phẩm bắt đầu từ chữ cái”i”. Rất may là có nhiều công nghệ ra đời giúp bạn tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, nổi bật trong số đó là công nghệ BigData cho phép bạn phân tích cơ sở dữ liệu khách hàng nhằm cung cấp thông tin về sở thích và hướng quan tâm chung , phân tách các nhóm người dùng nhằm phục vụ mang tính đối tượng hơn.
Lời khuyên về cạnh tranh tốt đó là: bạn vẫn nhìn đối thủ của mình, nhưng hãy dành nhiều thời gian hơn để nhìn khách hàng của mình, lắng nghe và thấu hiểu họ, xây dựng các giải pháp cho vấn đề bạn thấy, nếu sản phẩm của bạn thực sự tốt và được đón nhận nhiệt tình. Đối thủ sẽ tự ngã ngựa !

4. Miễn phí

ứng dụng miễn phí để mở rộng khách hàng .        Ảnh : dfany.com
ứng dụng miễn phí để mở rộng khách hàng . Ảnh : dfany.com
Tất nhiên là không phải mọi thứ, nhưng bạn nên có một sản phẩm miễn phí để mở rộng đối tượng khách hàng. Hầu hết mọi người đều thích miễn phí, nó như một phép thử cho khách hàng, họ không biết sản phẩm của bạn tốt như thế nào, và tâm lý lo sợ bỏ ra một món tiền để lỡ rước về “ của nợ” luôn làm khách hàng chần chừ  quyết định . Hãy thúc đẩy họ bằng những sản phẩm miễn phí, hãy cho cho họ thấy chỉ một phần nhỏ đã tốt thì lợi ích từ sản phẩm hoàn chỉnh sẽ tuyệt vời thế nào.

5. Nỗ lực khác biệt :

__Think_Different___Wallpaper_by_iVince
Luôn thử nghiệm những ý tưởng mới ! Ảnh :st
Nếu không khác biệt, startup của bạn sẽ chìm xuống giữa hàng ngàn thông tin mỗi ngày tác động vào người dùng. Đặc điểm của đa số các startup là đều đi lên từ tay trắng, điều đó có nghĩa chúng ta không có nhiều thứ để mất. Đó có thể là gánh nặng ban đầu giống như một cỗ máy bắt đầu lăn bánh , nhưng nếu suy nghĩ một các tích cực , đó không hẳn là một nhược điểm. Lợi ích của một nhóm ít người là bạn có thể thỏa sức thử nghiệm những ý tưởng của mình từ sản phẩm cho đến quản lý mà không vướng phải sự quan liêu từ những bộ máy cồng kềnh, nói cách khác, bạn có điều kiện để “ khác biệt”.
Trong cuốn “ quốc gia khởi nghiệp” , tác giả đã nêu ra một trong những lý do vì sao đất nước Israel có được những thành công như vậy một phần là do quy mô nhỏ của quốc gia này, nó trở thành một “phòng thí nghiệm thu nhỏ” cho những phát minh ra đời, Singapore còn được ví như một “ làng chài nhỏ”, Nhật Bản cũng không lớn, nhưng đây đều là một trong những trung tâm công nghê hàng đầu thế giới. Cũng giống như Steve Jobs đã từng nói khi ông vừa bị sa thải khỏi Apple để bắt đầu lại như một startup : “ gánh nặng phải thành công được thay bằng tâm lý thoải mái như thuở ban đầu, không quá cẩn trọng về mọi thứ”.

6. Hãy linh hoạt:

radiusOnline3
Hãy linh hoạt trong mọi hoàn cảnh . Ảnh: IDG
Thị trường luôn thay đổi, từng ngày, từng giây và nếu không linh hoạt thay đổi các chiến lược kinh doanh, sản phẩm sẽ khó bắt kịp. Gần đây ta thấy các công ty lớn có những thay đổi về định hướng. Chúng ta chứng kiến Microsoft lấn sân sang mảng phần cứng bằng việc sang nhượng mua lại, nổi bật là thương vụ Nokia , Google không còn chỉ nổi tiếng với trang tìm kiếm google mà đã mở rộng sang lĩnh vực phát triển phần mềm như hệ điều hành Android. Khi thị trường điện thoại thông minh tăng trưởng ấn tượng, nếu không thay đổi bạn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, đó là một sự thật đáng buồn cho những hãng điện thoại có tên tuổi lâu đời nhưng không có bước đi theo kịp hơi thở thời đại, như trường hợp BlackBerry. Hãy tập thích nghi với môi trường kinh doanh thay đổi từng ngày, nếu bạn đón đầu được xu hướng, đó sẽ rất tuyệt vời, nhưng nếu không, hãy cố gắng đừng để hụt hơi!

7. Bán hàng sửa chữa mọi sai sót:

radiusOnline4
Bán hàng là “cứu cánh” cho mọi vấn đề . Ảnh: IDG
Khi chúng ta kinh doanh, điểm chốt cuối cùng chính là bán được hàng. Dù sản phẩm có tốt, nhân viên nỗ lực, chiến lược kinh doanh có đúng đắn nhưng bạn không bán được số lượng sản phẩm như mong đợi thì vẫn coi là một thất bại. Bán được hàng nghĩa là bạn sẽ có ngân sách để duy trì hoạt động, để khắc phục những sai sót từ sản phẩm, chiến lược. Một lời khuyên thật sự từ những người đi trước là các startup cần bỏ nhiều thời gian rèn luyện những kĩ năng bán hàng bên cạnh sản phẩm. Hãy bắt đầu đi học hỏi kinh nghiệm thuyết trình sản phẩm, các chiến lược kinh doanh, gặp gỡ những người đi đầu trong lĩnh vực bán hàng, tham gia những khóa học bán hàng. Kỹ năng bán hàng của Steve Jobs nhiều lần giúp Apple với đến những cột môc đáng kinh ngạc khi ông “mê hoặc” người dùng trở thành những tín đồ trung thành của sản phẩm.

8. Mọi thứ đều là vấn đề – hãy luôn học hỏi:

Luôn học hỏi là đặc điểm của các startup thành công . Ảnh :IDG
Luôn học hỏi là đặc điểm của các startup thành công . Ảnh :IDG
Startup là một quá trình học hỏi dài hơi, và đó cũng là điểm thú vị của startup, thường mọi người sẽ sở hữu rất nhiều kỹ năng cũng như có kiến thức rất rộng. Các nhóm startup ban đầu thường có số lượng thành viên đếm trên đầu ngón tay nên việc một người chia sẻ nhiều công việc là điều bình thường. Một số người thường có suy nghĩ, những người giỏi toán không thể giỏi văn, những bạn kỹ sư thường giao tiếp không bằng các bạn bán hàng. Nhưng trong suốt quá trình startup sẽ đòi hỏi bạn nhiều thứ, nếu bạn chỉ tạo ra sản phẩm, nhưng nhóm không có người phụ trách bán hàng, ai sẽ làm, chắc chắn là bạn .
Bạn phải thực sự bỏ công ra nghiên cứu thị trường, kinh nghiệm để nhìn nhận vấn đề mình thấy là thật hay ảo, đánh giá được ý tưởng của mình có thật sự giải quyết vấn đề không, rèn luyện các kỹ năng thuyết trình sản phẩm, bán hàng, học hỏi chiến lược kinh doanh và áp dụng một mô hình phù hợp với định hướng của công ty mình. Có rất rất nhiều điều cần học hỏi trong quá trình làm startup, mỗi giai đoạn sẽ phát sinh những yêu cầu mới và để thuần thục được đòi hỏi phải có thời gian “ thấm” và “cảm” được.

9. Leo núi Everest không phải chỉ trong một ngày:

climb-mount-everest
hãy rèn luyện để có một cái đầu “lạnh” nhưng trái tim luôn “nóng”
Một tâm lý thường hay có ở các startup là khao khát thành công quá sớm. Quy trình thường là : có một ý tưởng, tập trung những người cùng tầm nhìn, kêu gọi đầu tư, làm ra sản phẩm, bán ra thị trường, thành công. Sự thật thường không như vậy. Để startup thành công cũng giống như chúng ta leo ngọn núi Everest, đó không thể là một hành động nhất thời, đó là một quá trình rèn luyện thể lực, kỹ năng, kiến thức cũng như tìm kiếm những người bạn đồng hành thực sự  có thể đồng hành trong suốt chặng đường dài và đầy thử thách. Mọi thứ đều yêu cầu một khoảng thời gian để thuàn thục, vì vậy, làm startup không được nóng vội vì điều đó sẽ dẫn đến cung cấp các sản phẩm thiếu chiều sâu và nếu liên tiếp cho ra những sản phẩm như vậy, chúng ta sẽ thất bại. Leo núi Everest không phải dành cho những tay mơ, bạn cũng vậy, hãy chuyên nghiệp, hãy rèn luyện để có một cái đầu “lạnh” nhưng trái tim luôn “nóng”.

10. Để đạt những điều không tưởng, bạn cũng phải vượt qua những thử thách không tưởng :

Mỗi startup đều mang trong mình những hoài bão thay đổi cuộc sống rất lớn, Apple muốn mọi người đều có một máy tính cá nhân, Facebook muốn kết nối mọi người và họ đều chọn cho mình những điều chưa ai từng làm. Những người tiên phong luôn được mọi người nhớ đến, nhưng đằng sau những vinh quang đó là một vấn đề rõ ràng : bạn là người đầu tiên, nên chắc chắn không có ai đi trước bạn để học hỏi, vì thế bạn sẽ như một người cầm đuốc giữa đêm tối mịt mù, phải dò dẫm , thử nghiệm những bước đi mới, tạo ra những sản phẩm mới. Dậm hụt chân- thất bại là điều đương nhiên, trong lịch sử các công ty lớn đều có những thời khắc cận kề với phá sản, vì thế nếu khó khăn ban đang đối mặt có làm bạn run sợ, hãy nghĩ về mục tiêu lớn lao của mình, và nó sẽ khơi gợi cảm hứng cho bạn.
Một trong những đặc điểm các nhân viên Apple làm việc dưới thời Steve Jobs đó là áp lực làm việc cực kì lớn từ  cấp trên, Steve luôn đưa ra những mục tiêu “ trên trời” và để đạt được điều đó, mọi người phải nỗ lực hết mình để tạo ra những sản phẩm tuyệt vời, nhắc lại khoảng thời gian ấy mọi người đều không thể quên được những khó khăn nhưng cũng vô cùng đáng nhớ, đó là những khoảnh khắc “để đời” . Điều bạn đạt được trong quá trình làm việc cũng quan trọng không kém thành công từ  sản phẩm, giống như một nhân viên Apple đã nói : “ The journey is the reward” ( bản thân cuộc hành trình đã là một phần thưởng )